Hàn Quốc là một trong những nước khắt khe về vấn đề tiêu thụ trứng vịt lộn. (Ảnh minh họa).
Trứng vịt lộn là một trong những món ăn bình dân phổ biến ở Việt Nam. Với một số nước khác, đây cũng là món yêu thích của nhiều người. Tuy vậy những nước này không bao gồm Hàn Quốc.
Vào tháng 1 năm 2020, ở Hàn Quốc đã xảy ra một sự kiện gây xôn xao cả thế giới. Theo đó, một nhóm người đã bị cáo buộc hình sự vì bán trứng vịt lộn ở đất nước này. Cụ thể, đội Cảnh sát Tư pháp Dân sinh Seoul đã buộc tội 4 người vì hành vi buôn bán 4000 quả trứng vịt lộn.
Một trong số đó bị bắt tại chợ Gyeongdong (Seoul), ngay khi đang bán hàng mà không khai báo, không có biển hiệu. Cũng tại thời điểm phát hiện, cơ quan chức năng đã tìm thấy một lượng trứng bị hỏng, có mùi nồng nặc, gây khó chịu.
Vốn dĩ, người Hàn Quốc rất ít khi ăn trứng vịt lộn. Món này chủ yếu dành cho người nước ngoài sinh sống và làm việc ở nước sở tại. Chỉ có một số siêu thị dành cho người nước ngoài được bán trứng vịt lộn, có giấy phép chứng nhận rõ ràng.
Chỉ một số siêu thị được phép bán trứng vịt lộn để phục vụ người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.
Thực tế, ở quy mô rộng, trứng vịt lộn lại thuộc danh sách các loại bị cấm bán và phân phối tại Hàn Quốc. Nguyên nhân là vì thực phẩm này nằm trong nhóm “kinh dị", dễ thối, tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Người Hàn Quốc cho rằng, trứng vịt lộn là thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe người dùng.
Trước đó vào năm 2014, lực lượng chức năng ở Hàn Quốc từng có đợt truy quét lớn, rà soát các hoạt động mua bán trái phép trứng vịt lộn ở các vùng tập trung người nước ngoài sinh sống. Mức phạt hành chính cho hành động này có thể lên đến 1000 Đô la (hơn 20 triệu đồng). Với trường hợp mang trứng vịt lộn từ nước ngoài vào Hàn Quốc, không qua kiểm dịch, hình thức xử phạt sẽ nặng hơn.
Buôn bán trứng vịt lộn hoặc mang qua cửa khẩu vào Hàn Quốc, không kiểm duyệt, đều có thể bị xử phạt nặng.
Sự việc trên làm bùng nổ nhiều ý kiến trái chiều. Vì trứng vịt lộn xét cho cùng là thực phẩm được tiêu thụ rộng ở Đông Nam Á. Tuy vậy, mỗi quốc gia đều có những quy định riêng. “Nhập gia tùy tục", một khi đã tới đất nước nào, chúng ta đều phải tuân theo luật lệ ở đó.